Sự khác biệt giữa người kiệt xuất và kẻ tầm thường

Sự khác biệt đó nằm ở quan điểm, tư duy của kẻ nghiệp dư và người chuyên nghiệp trong từng khía cạnh cuộc sống.

“Kẻ nghiệp dư tin rằng thế giới nên vận hành theo cách mình muốn. Người chuyên nghiệp tin rằng thế giới vốn nó đã thế, muốn thay đổi được thì họ phải làm việc với nó.”

 

Tại sao có một số người lại cực kỳ thành công trong khi phần lớn chúng ta vẫn phải đang vật lộn mưu sinh?

Câu trả lời tất nhiên là rất phức tạp và có nhiều yếu tố.

Một trong số đó là cách tư duy – đặc biệt là sự khác biệt giữa kẻ nghiệp dư và tay chuyên nghiệp.

Phần lớn chúng ta chỉ là những gã nghiệp dư.

Đâu là sự khác biệt? Thực ra, có rất, rất nhiều. Dưới đây là những điểm chủ chốt.

Kẻ nghiệp dư dừng lại khi vừa thành công. Người chuyên nghiệp hiểu rằng thắng lợi đầu tiên chỉ mới là bước dạo đầu.

Kẻ nghiệp dư có một mục tiêu. Người chuyên nghiệp có một quy trình.

Kẻ nghiệp dư nghĩ rằng minh giỏi mọi mặt. Người chuyên nghiệp hiểu rằng mình xuất sắc nhất ở những mảng nào

Kẻ nghiệp dư nghe thấy ai đánh giá là tưởng họ đang chỉ trích mình. Người chuyên nghiệp biết rằng họ có những điểm yếu và lắng nghe những lời phê bình xây dựng.

Kẻ nghiệp dư coi trọng các màn solo kiệt xuất. Họ giống như những thủ môn có thể bắt được bóng trong các cú phạt đền. Người chuyên nghiệp coi trọng phong độ. Họ sẽ hỏi liệu mình có khống chế được bóng 9/10 lần bị uy hiếp khung thành hay không?

Kẻ nghiệp dư từ bỏ khi vừa thấy khó khăn và cho rằng bản thân mình là đứa ăn hại. Người chuyên nghiệp coi thất bại là một phần của con đường dẫn đến sự trưởng thành.

Kẻ nghiệp dư không biết làm sao để gia tăng khả năng gặp may mắn của mình. Người chuyên nghiệp thì biết.

Kẻ nghiệp dư xuất hiện tại các buổi đào tạo chỉ để cho vui. Người chuyên nghiệp nhận ra rằng những gì có mặt trong diễn tập cũng sẽ xảy ra ngoài đời.

Kẻ nghiệp dư tập trung xác định những điểm yếu của mình và cải thiện chúng. Người chuyên nghiệp tập trung vào thế mạnh của mình và tìm những người mạnh ở những điểm họ yếu.

Kẻ nghiệp dư nghĩ tri thức là sức mạnh. Người chuyên nghiệp cũng vậy, nhưng họ truyền lại trí tuệ và lời khuyên.

Kẻ nghiệp dư tập trung vào việc mình đúng. Người chuyên nghiệp tập trung vào việc đạt được kết quả tốt nhất.

Kẻ nghiệp dư tập trung suy nghĩ ngắn hạn. Người chuyên nghiệp tập trung vào những kết quả dài hạn.

Kẻ nghiệp dư nghĩ rằng kết quả tốt là do họ thông minh. Người chuyên nghiệp nghĩ rằng kết quả tốt là hệ quả của may mắn.

Kẻ nghiệp dư tập trung vào cách hạ bệ người khác. Người chuyên nghiệp tập trung vào việc giúp mọi người tốt hơn.

Kẻ nghiệp dư ra quyết theo hội đồng để khi có việc gì sai thì không ai phải chịu trách nhiệm. Người chuyên nghiệp quyết định như những cá nhân và chấp nhận trách nhiệm.

Kẻ nghiệp dư rnỗ lực nhát gừng. Người chuyên nghiệp xuất hiện mỗi ngày.

Kẻ nghiệp dư đi nhanh. Người chuyên nghiệp đi xa.

Kẻ nghiệp dư thực hiện ngay ý tưởng vừa xuất hiện trong đầu. Người chuyên nghiệp nhận ra rằng ý tưởng số 1 hiếm khi là ý tưởng tốt nhất.

Kẻ nghiệp dư nghĩ cuộc sống chỉ có 2 thái cực trắng đen. Người chuyên nghiệp nghĩ về những khả năng.

Kẻ nghiệp dư nghĩ rằng bất đồng là dấu hiệu của sự đe dọa. Người chuyên nghiệp coi chúng là cơ hội để học hỏi.

Còn rất nhiều các yếu tố khác, nhưng tựu trung lại thì sự khác biệt của họ của họ nằm ở hai thứ: nỗi sợ và thực tế.

Kẻ nghiệp dư tin rằng thế giới nên vận hành theo cách mình muốn. Người chuyên nghiệp tin rằng thế giới vốn nó đã thế, muốn thay đổi được thì họ phải làm việc với nó.

Kẻ nghiệp dư rất hay sợ – sợ tổn thương và thật thà với người khác. Người chuyên nghiệp cảm thấy họ có khả năng đương đầu với bất cứ chuyện gì.

(Theo Trí Thức Trẻ)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *