Tại sao người nghèo hiếm khi nhận được sự giúp đỡ từ quý nhân? Đây là câu trả lời hay nhất và cực thấm thía!

Khi tìm được câu trả lời, chẳng bao lâu nữa bạn sẽ gặp được quý nhân của mình.

Chúng ta thường thấy những người giàu có và quyền lực giúp đỡ người nghèo. Nhìn lại, bạn tự hỏi tại sao những người tốt, việc tốt này lại ở rất xa và hiếm khi xảy ra xung quanh bản thân?

Giúp ai cũng là giúp, tại sao họ không giúp bạn?

Cùng đi tìm câu trả lời cho câu hỏi tại sao quý nhân lại thường không sẵn lòng giúp đỡ người nghèo.

Khi tìm được câu trả lời, chẳng bao lâu nữa bạn sẽ gặp được quý nhân của mình.

01

Có ba lý do khiến người nghèo hiếm khi nhận được sự giúp đỡ từ quý nhân.

Một doanh nhân nói: “Nếu bạn nhìn vấn đề giống như những người khác, hãy đọc báo.” Đúng vậy, đối với bất kỳ vấn đề gì, bạn phải suy nghĩ độc lập thay vì nghe theo lời người khác.

Khi một người nghèo, xung quanh anh ta sẽ có rất nhiều người nghèo như anh ta, khi mọi người cùng nhau phàn nàn thì dường như đó là “vấn đề của người khác”.

Khi một người bình tĩnh lại, nhìn xã hội, suy ngẫm về bản thân và hiểu các mối quan hệ giữa các cá nhân, v.v. họ sẽ thoát khỏi sự bối rối và tìm ra lý do cốt lõi tại sao họ lại không thể nhận được sự giúp đỡ.

Thứ nhất, giá trị của người nghèo quá thấp, rất khó để được “quý nhân” ưu ái.

Tương tác giữa con người, phần lớn là sự trao đổi giá trị.

Ngay cả những qua lại lịch sự thông thường thực chất cũng là trao đổi. Nếu con gái bạn lấy chồng, tôi mừng cưới, nếu bố tôi sinh nhật, bạn cũng sẽ tới tặng quà.

Ngay cả khi làm việc tốt, nó cũng không đơn giản như vậy, “Tặng hoa hồng cho người khác, để hương thơm đọng lại trên tay”. Vì tay người khác đọng lại mùi thơm nên họ sẵn sàng ra tay.

Nhà tâm lý học xã hội Homans cho biết: “Giao tiếp giữa các cá nhân thực chất là một quá trình trao đổi xã hội, trong đó người ta trao cho nhau những gì đối phương cần”.

Ngươi tay trắng, tầm thường, không có trí tuệ, không nổi bật, vậy nên quý nhân đương nhiên sẽ không để ý tới.

Thứ hai, nếu người nghèo có cả cái “tâm nghèo”, vậy thì “quý nhân” dù có nhìn thấy cũng sẽ rẽ lối khác mà đi.

Mọi người đều sợ bị kéo xuống bởi những người có cái tâm nghèo.

Ví dụ, một người đàn ông tốt bụng giúp đỡ một ông già bị ngã nhưng ông già lại đổ tội ngược lại cho anh. Như vậy thì ngay cả những người có thiện chí cũng sợ hãi.

Sấm sét có ồn ào đến đâu cũng không thể gọi được người đang giả vờ ngủ, quý nhân có tốt đến mấy cũng không thể giúp được người có cái “tâm nghèo”.

Tôi có một người bạn, anh họ của cậu ấy mở một cửa hàng trực tuyến và hy vọng cậu ấy có thể cùng góp vốn đầu tư. Khoảng 160 triệu là đủ.

Bạn tôi nghĩ vất vả lắm mới tiết kiệm được số tiền đó, nếu công việc làm ăn sau đó không thuận lợi thì phải làm sao nên đã từ chối.

Hiện tại, anh họ của bạn tôi đã kiếm được nhiều tiền, và bạn tôi thì đang ở đó tiếc nuối.

Đôi khi, thứ chúng ta cần là dũng khí dám nắm bắt lấy cơ hội.

Thứ ba, người nghèo thường ghét người giàu và quan chức, coi “quý nhân” là đối thủ của mình.

Khi trò chuyện với những người nghèo, chúng ta thường nghe người ta nói: “Giàu có như vậy chắc không tốt đẹp gì; một quan chức nào đó tham lam; một người họ hàng nào đó, giàu như vậy chắc nợ nần nhiều lắm…”

Vẫn tồn tại những người giàu có kiếm sống dựa vào năng lực của mình. Bạn không nhìn thấy ưu điểm của họ, còn khuyết điểm lại luôn bị bạn phóng đại, và chính điều này sẽ phá hủy hoàn toàn các mối quan hệ xã hội tiềm năng của bạn.

Tại sao người nghèo hiếm khi nhận được sự giúp đỡ từ quý nhân? Đây là câu trả lời hay nhất tôi từng nghe - Ảnh 2.

02

Người nghèo muốn gặp được quý nhân, chỉ cần thay đổi chính mình là được. Dù nghèo đến đâu, bạn vẫn có thể giúp đỡ người khác, bạn có tin điều đó không?

Vào cuối thời nhà Nguyên, dân chúng lâm vào cảnh khốn cùng, Chu Nguyên Chương bị ép đi tu, bữa có bữa không.

Một bà lão nhìn thấy Chu Nguyên Chương mấy ngày không ăn, liền trộn rau rừng đào được với canh rau giúp ông vượt qua cơn đói.

Sau này, khi Chu Nguyên Chương lên ngôi hoàng đế, ông thường nghĩ đến vị ngon của món canh rau rừng, rồi ra lệnh đầu bếp trong cung làm, nhiều lần rồi nhưng ông vẫn cảm thấy chưa đủ ngon.

Không biết phải làm sao, các quan đại thần mời bà lão từng nấu canh rau rừng về cung, đích thân nấu cho Chu Nguyên Chương ăn.

Chu Nguyên Chương đặt món canh rau rừng trước mặt, nếm thử nhưng vẫn chưa hài lòng.

Bà lão nói: “Khi khát thì một giọt nước cũng quý, khi đói thì rau dại cũng thơm ngon. Ngài hiện tại đã ăn quen sơn hào hải vị rồi, sao có thể còn cái cảm giác ngon miệng khi đó?”

Chu Nguyên Chương chợt ngộ ra, không những khen thưởng cho bà lão mà còn sai thừa tướng triệu người phụ trách xây dựng cung điện đến, đồng thời nhanh chóng sửa lại bản vẽ cung điện trở nên đơn giản hơn.

Bà lão đã gặp được quý nhân của mình.

Không khó để nhận ra rằng nghèo đói không phải là lý do để không làm điều tốt.

Khi một người nghèo bắt đầu làm việc tốt, chính bản thân anh ta đã là một quý nhân, sau đó anh ta thuận lợi bước vào vòng tròn của quý nhân và được giúp đỡ, và mọi thứ sẽ đến một cách tự nhiên nếu anh ta sẵn sàng chờ đợi.

Tục ngữ có câu: “Muốn cởi chuông thì phải tìm người buộc chuông”.

Khi bạn biết tìm kiếm nguyên nhân và giải pháp từ chính bản thân mình, mọi chuyện sẽ ổn thôi.

Một tài xế taxi đưa khách hàng đi họp. Đi được nửa đường, khách hàng nhận ra mình không có tiền. Tài xế đề nghị không lấy tiền chuyến xe này. Người khách hàng sau đó đã bày tỏ lòng biết ơn tới tài xế bằng mọi cách có thể.

Một người công nhân gặp phải một chiếc ô tô bị hỏng đã chủ động đẩy nó. Người chủ xe rất cảm động và đã giúp đỡ người công nhân tìm được việc làm tốt hơn.

Một ông lão đang giặt quần áo chia một bát cơm đưa cho Hàn Tín một nửa. Hàn Tín làm quan và trả lại cho ông già rất nhiều vàng.

Bạn đã tặng gì cho “quý nhân” của mình? Hay chỉ biết đứng đó giơ hai bàn tay trắng của mình lên và xin.

Hãy không ngừng nỗ lực, tích cực hòa nhập xã hội, mang đến cho mọi người nụ cười và sự động viên, thể hiện bản thân… Hành động ngay là bạn đã thành công một nửa, và bạn sẽ tỏa sáng rực rỡ giữa những người nghèo.

Tại sao người nghèo hiếm khi nhận được sự giúp đỡ từ quý nhân? Đây là câu trả lời hay nhất tôi từng nghe - Ảnh 3.

03

Có một câu trong “Cuộc đời của Diogenes”: “Tri thức là vinh dự lớn nhất của người trẻ, niềm an ủi lớn nhất đối với người già, của cải quý giá nhất đối với người nghèo và là vật trang trí quý giá nhất đối với người giàu”.

Để thay đổi số phận nghèo đói, hãy bắt đầu bằng việc nâng cao nhận thức của chính bản thân. Khi trình độ nhận thức của bạn được cải thiện, bạn sẽ thoát khỏi vòng nghèo đói và từng bước đạt đến những vị trí cao hơn.

Hãy tự mình nỗ lực để nhổ tận gốc rễ của nghèo đói, để rồi khi những quý nhân thấy bạn đổ mồ hôi, họ sẽ nhanh chóng đến gần và tiếp thêm cho bạn sức mạnh.

Hãy ngừng phàn nàn rằng “người nghèo hiếm khi được quý nhân giúp đỡ”, nếu không bạn sẽ ngày càng trở nên nghèo hơn.

Theo Đời sống & pháp luật

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *